Chương 131: Nhân duyên 2

119 6 0
                                    

Khấu Tuyên Linh tám tuổi về nhà tế tổ vào dịp nghỉ đông, lại bị mấy anh em họ lôi kéo đến chân núi Thiết Vi phía sau núi Bút Giá. Chỉ cần liếc mắt nhìn đã biết ngọn núi này rất quỷ dị, rừng cây um tùm xanh tốt nhưng lại không có chút sinh khí, tịch mịch và tối tăm luôn đi kèm với núi Thiết Vi. Khấu Tuyên Linh hỏi Khấu Anh: "Dẫn anh đến đây làm gì?"

"Buổi tối sẽ đến đây thám hiểm, quy định mỗi người phải tự đi một mình lên sườn núi cột cái đai đỏ." Khấu Anh đưa cho Khấu Tuyên Linh xem mảnh vải đỏ trong tay: "Thi can đảm. Anh có muốn tham gia không?"

"Không. Chán lắm." Khấu Tuyên Linh không muốn chơi. Khấu Anh dụ dỗ: "Nghe nói trên núi có cương thi, anh không tò mò cương thi như thế nào sao?"

Khấu Tuyên Linh hỏi lại: "Mọi người đã gặp cương thi rồi?"

"Chưa." Mấy anh chị họ và Khấu Anh đồng loạt lắc đầu: "Nhưng thật sự có cương thi đó, em tìm thấy ghi chép trong gia phả, nghe đồn ngàn năm trước từng có một người phụ nữ chạy đến núi Thiết Vi, không hiểu sao bị cương thi cắn, trúng thi độc rồi biến thành cương thi luôn, bất sinh bất tử. Ghi chép gần nhất là vào thời dân quốc, có một đội quân phiệt vào núi Thiết Vi, vì họ tra trong sách cổ thấy có một cổ mộ từ thời nhà Tống ở đây. Họ muốn đến đào mộ, kết quả có đi mà không có về. Thế nhưng có một tên quân phiệt trốn ra được, luôn miệng nói trong núi có cương thi."

"Đúng vậy, trong gia phả không phủ định những ghi chép này, chứng tỏ trên núi chắc chắn có cương thi. Bọn anh muốn thi can đảm, thuận tiện tìm xem có cương thi không. A Linh, em thật sự không chơi với bọn anh sao?"

Khấu Tuyên Linh xem thường trò thi can đảm này, nhưng bé lại rất tò mò về cương thi bèn đồng ý: "Ừm, em chơi. Đêm nay đến lượt ai?"

Khấu Anh giơ tay lên, Khấu Tuyên Linh bèn nói: "Vậy đêm mai em sẽ đi."

Tất cả đều đồng ý, ban ngày mấy đứa nhỏ cùng nhau lên núi cột vải đỏ lên thân cây, sau đó lại cùng trở về.

"Nhìn rõ đường đi, buổi tối mới không lạc đường. Buổi tối trên núi đầy sương mù, các em phải cẩn thận. Nhớ phải mang bùa theo, nếu có chuyện gì thì báo cho bọn anh." Nghe anh họ căn dặn xong, mấy đứa nhỏ tản ra.

Khấu Tuyên Linh và Khấu Anh tuổi tác xấp xỉ nhau, hai đứa nhỏ cùng nhau đi về nhà. Khấu Tuyên Linh thấy Khấu Anh thoải mái không hề lo lắng thì rất ngạc nhiên, bé nhớ lá gan của Khấu Anh không lớn mà.

"Khấu Anh, em không sợ hả?"

"Hả?" Khấu Anh quay đầu lại, chợt nhận ra Khấu Tuyên Linh đang hỏi cái gì liền trả lời: "Em không sợ." Sau đó bé nói khẽ: "Thật ra bọn em có lén nói cho sư tổ Lục Tĩnh biết chuyện chạy đến núi Thiết Vi. Nếu lén nói với sư tổ Lục Tĩnh, ngài sẽ phù hộ chúng ta. Có một lần chị Hinh bị sương mù dày đặc vây trên núi Thiết Vi, quên mang bùa không thể đi về, chị ấy sợ quá khóc lên. Sau đó lại phát hiện có một ngọn đèn cách chị ấy khoảng 4m, chị Hinh đi theo ngọn đèn đó ra khỏi núi."

Khấu Tuyên Linh kinh ngạc: "Sao em biết ngọn đèn đó là sư tổ Lục Tĩnh?"

"Vì không chỉ một mình chị Hinh gặp ngọn đèn kia, mấy anh chị khác cũng từng gặp, bọn em kể lại với nhau, phát hiện đều là những người từng lén nói với sư tổ Lục Tĩnh trước khi vào núi. Chúng em không dám nói với sư tổ, nếu không sẽ bị cốc đầu nên chỉ dám lén nói với sư tổ Lục Tĩnh. Hơn nữa bọn em còn phát hiện ngọn đèn kia chính là đèn hoa sen thờ phụng đặt trước mặt sư tổ Lục Tĩnh."

"Phải không?" Khấu Tuyên Linh nghiêng đầu thì thầm.

Khấu Anh kéo Khấu Tuyên Linh chạy vào đông điện: "Nhanh lên, trời còn chưa tối, đi bái lạy sư tổ Lục Tĩnh, cầu ngài phù hộ. A Linh, anh cũng cùng đi đi."

Thừa dịp người lớn trong nhà đang xem phong thủy ở núi Bút Giá, hai đứa nhỏ chạy nhanh vào đông điện, lén gỡ bức tranh sư tổ Lục Tĩnh đang treo trên điện thờ rồi chạy về phòng.

Con ngươi Khấu Tuyên Linh phóng to, nắm Khấu Anh chất vấn: "Sao em dám trộm bức tranh sư tổ đi?"

"Suỵt!" Khấu Anh giơ ngón trỏ mập mạp lên môi ra dấu im lặng: "Nói nhỏ thôi, tuyệt đối đừng để sư tổ nghe được." Trước khi đóng cửa, Khấu Anh còn cẩn thận kiểm tra bên ngoài xem có ai khả nghi không, sau đó bé mới đóng cửa, treo bức tranh sư tổ Lục Tĩnh lên, chắp hai tay bái lạy: "Xin sư tổ Lục Tĩnh đừng quở trách."

Khấu Tuyên Linh cau chặt lông mày: "Không phải nói muốn bái lạy sư tổ sao?"

Gương mặt tròn vo của Khấu Anh nghiêm túc sửa đúng: "Là sư tổ Lục Tĩnh, không phải sư tổ."

Ngoại trừ sư tổ Tam Thanh, trong đàn pháp Khấu gia còn thờ hai vị sư tổ, vì để phân biệt nên thường sẽ gọi kèm tên húy. Khấu Anh nói: "Nếu chúng ta nói chuyện ban đêm đi lên núi Thiết Vi ở đông điện với sư tổ Lục Tĩnh thì sư tổ cũng nghe được. Sư tổ rất nghiêm khắc, ngài sẽ cốc đầu chúng ta, bị cốc rất rất đau đó." Nhắc đến sư tổ, giọng nói của Khấu Anh yếu đi không ít.

*Tên húy hay tục danh, tên thật là một trong những tên gọi của con người trong nền , được cha mẹ đặt cho từ khi còn nhỏ. Thời xưa, ở Trung Quốc, tầng lớp quí tộc quan lại, ngoài họ tên chính thức do ông, bà, cha, mẹ đặt cho; khi lớn lên người ta thường đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu. Tên chữ (tự) thường là giải thích và bổ sung cho danh, giữa danh và tự có mối liên hệ chặt chẽ về ý nghĩa, biểu thị sự hô ứng và bổ sung cho danh, nên còn được gọi là biểu tự. Tên tự được đặt khi đã thành niên và thường do cha mẹ hoặc bề trên đặt cho, cũng có khi do chính bản thân tự đặt. Việc đặt tên tự là chứng tỏ người đó bắt đầu được mọi người trong xã hội công nhận và tôn trọng. Khi đặt tên tự, người ta thường căn cứ vào danh để chọn từ tương ứng mang ý nghĩa liên quan và phụ trợ cho danh.

Khấu Tuyên Linh hỏi: "Vậy nên mọi người trộm mang bức tranh sư tổ Lục Tĩnh đi, sau đó mới nói với ngài?"

"Đúng vậy. Mà ở đông điện còn có tượng thờ của sư tổ Lục Tĩnh, dù có trộm tranh đi cũng không sao đâu. Chúng ta nói xong thì mang trả lại. A Linh, nhanh lên, chúng ta nhanh bái lạy. Cha em, bác cả và bác hai sắp về đến rồi đó, bái lạy nhanh còn trả tranh về." Khấu Anh lôi kéo Khấu Tuyên Linh hành lễ với sư tổ Lục Tĩnh.

Khấu Tuyên Linh nhìn bức tranh một lúc rồi mới thành kính bái lạy, nhưng bé không nói chuyện buổi tối đi lên núi Thiết Vi và mong sư tổ phù hộ. Bé không phải con nít, không cần nói với người lớn.

Ha!

Một tiếng cười đột nhiên vang lên bên tai Khấu Tuyên Linh, bé mở choàng mắt nhìn bức tranh, sư tổ Lục Tĩnh trong tranh vẫn nghiêm trang đĩnh đạc, mặt mày ôn hòa như cũ. Nhưng trong phòng, ngoại trừ Khấu Anh đang lại nhải thì không còn ai khác, phảng phất như tiếng cười vừa rồi chỉ là do bé nghe nhầm. Khấu Tuyên Linh đầy mặt hoài nghi, nghe nhầm sao?

Khấu Anh nói xong lấy hai miếng tín bôi hình bán nguyệt to cỡ bàn tay cầm trong lòng bàn tay vái lạy, lạy xong thảy xuống đất, thánh bôi một âm một dương. Khấu Anh cười rộ lên: "Sư tổ Lục Tĩnh đồng ý rồi."

Khấu Tuyên Linh hỏi: "Em cầu cái gì?"

Khấu Anh lấy tín bôi cầu sư tổ, nếu như tín bôi một lật một ngửa thì được gọi là một âm một dương, tức thánh bôi, thần linh đã đồng ý lời thỉnh cầu. Nếu như cả hai tín bôi lật xuống gọi là âm bôi, thần linh không đồng ý đồng thời phiền chán. Nếu cả hai lật lên gọi là tiếu bôi, tức thần linh cười nhạo vấn đề của bạn quá vô vị. Hôm nay Khấu Anh được thánh bôi, biểu thị sư tổ đồng ý thỉnh cầu của bé. Khấu Tuyên Linh lập tức tò mò Khấu Anh cần xin cái gì.

Khấu Anh che miệng cười: "Em xin sư tổ bảo vệ anh, thánh bôi đó nha."

Khấu Tuyên Linh hơi kinh ngạc, Khấu Anh nói tiếp: "Em biết chắc chắn anh không nói chuyện lên núi Thiết Vi với sư tổ Lục Tĩnh, nên em cầu thay anh, không cần cám ơn em đâu."

Hành trình âm dươngWhere stories live. Discover now