Q1 - Chương 45: Thách thức

7.3K 357 118
                                    

"Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời..."

Vụ án Đồng dao đã có những nạn nhân thứ hai và tiếp tục là một gia đình. Đỗ Quân cho người gửi thư đến, chỉ tóm tắt vài ý chính. Một nhà ba người, lặp lại cảnh tượng như với gia đình họ Lưu ngày ấy. Đứa con trai duy nhất trong già đình họ Triệu được giữ lại mạng sống chỉ để chạy đến phủ Kiểm Pháp báo án. Lần này hung thủ tàn độc hơn vạn phần, đứa nhỏ không những bị hạ Chúc Đương Phong như Lưu Thị Lan, mà lưỡi cũng bị cắt mất. Tuy rằng được sống nhiều hơn cha mẹ vài canh giờ, nhưng có lẽ nỗi đau đớn mà cậu bé phải chịu là không thể tưởng tượng nổi.

Trần Thuyên thở dài, đuôi mắt trĩu nặng. 

Anh gõ tay vào trán mấy cái, như hạ quyết tâm: "Ta sẽ sắp xếp để nàng quay về kinh thành trước, đầu giờ Thân xuất phát."

"Được." Tôi gật đầu.

"Ba hôm nữa Thượng hoàng rời đến núi Yên Tử, ta phải theo hầu... Trước mắt phải dựa vào nàng rồi."

Thì ra đây là lý do mà Trần Nhân Tông giao cho tôi kỷ vật của người bạn cũ. Đến lúc thật sự buông bỏ, hãy trao lại cho người có duyên. 

Thượng hoàng quyết định lên tu tại núi Yên Tử, lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu đà, ngoài ra ông còn có vài ba đạo hiệu nữa mà người đời sau quen thuộc hơn như là Trúc Lâm Đại Đầu đà, Trúc Lâm Đại sĩ hay Giác hoàng Điều ngự.

Thực tế, nhiều người không biết rằng ngay từ khi còn ở ngôi Hoàng thái tử thì Trần Nhân Tông đã muốn rời bỏ chốn cung đình để đi tu nhưng không được chấp thuận. Thậm chí có lần ông còn nhân lúc nửa đêm, một đường trốn lên núi Yên Tử ẩn tu. Về sau vua cha (khi ấy là Trần Thánh Tông - Trần Hoảng) biết được mới cho quân lên thỉnh về. Không khó để thấy được cái tính "cà bất cà bơ" của Trần Thuyên là từ đâu ra nhỉ.

Quay về chuyện chính. Hơn một tháng rồi chưa tra được manh mối về hung thủ, lại xuất hiện thêm cái chết của cả một gia đình. Tôi tự cảm thấy mình chỉ là một đứa con gái kém cỏi nhưng Trần Thuyên lại lại phản bác, anh cho rằng cách phân tích vụ án của tôi rất đặc biệt, chắc chắn sẽ giúp ích được phần nào. Trần Thuyên lại không thể tự mình quay về nên đành lệnh cho một Dạ Hành đưa tôi và Đông Ly trở lại kinh đô, kết hợp cùng Đỗ Quân trực tiếp tra án. Anh nói rằng lo xa một chút cũng không thừa.

Vị Dạ Hành "hộ tống" chúng tôi trên đường trở về tên là Đoàn Duy Kính. Duy Kính có lẽ khoảng hai lăm - hai sáu tuổi, dáng người cao lớn, cơ bắp nổi cuồn cuộn. Y có gương mặt góc cạnh, đôi mắt một mí dường như luôn nhắm nghiền. Ấn tượng của tôi và Đông Ly đối với con người này là cực kỳ ít nói. 

Như tôi được biết thì Dạ Hành tổng cộng có chín người. Phần lớn họ đều hoạt động trong bóng tối, ngoại trừ ba người được nắm giữ chức vụ cụ thể là Thành An - Nhất đẳng Ngân bài Thị vệ, Bách Chu – Hữu Ngân bài Thị vệ và Hữu Bình – Tả Ngân bài Thị vệ. Tôi đã được gặp mặt Thành An, Bách Chu và Bất Doanh (người có khả năng khám nghiệm tử thi), còn vị Tả Ngân bài Thị vệ thì chỉ được biết qua lời Trần Thuyên. Riêng Đỗ Quân không thuộc Dạ Hành nhưng vẫn có quyền lực đối với "đội quân" đặc biệt này, tôi cũng chưa có cơ hội được hỏi rõ nguyên do vì sao.

BÊN TRỜI HOA BAY [Cảm hứng lịch sử Việt Nam]Where stories live. Discover now