Nguồn cảm hứng

529 28 2
                                    

hi,

dưới đây là tổng hợp những thông tin về tựa từng án mình tra cứu trên mạng. cụm "nguồn cảm hứng" này cũng do mình đề ra, vì chẳng biết gọi chúng là gì nữa. hy vọng rằng những nội dung bên dưới sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về tiêu đề từng vụ án nhé.

.

(1) Rashōmon (La Sinh Môn)

Rashomon (La Sinh Môn) là một bộ phim Nhật Bản của đạo diễn Kurosawa Akira công chiếu năm 1950, đề cập tới một vụ án giết người và cưỡng bức qua lời kể của nhiều nhân chứng khác nhau, cốt truyện này được dựa theo truyện ngắn Yabu no naka của nhà văn Akutagawa Ryūnosuke.

Rashōmon sau khi ra đời đã giành được hai giải thưởng điện ảnh là giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia và giải Oscar danh dự (tương đương giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất). Tác phẩm này được coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của Kurosawa cũng như là một trong những kiệt tác của điện ảnh thế giới.

.

Tại ngôi đền đổ nát Rashōmon dưới trời mưa dữ dội, một tiều phu và một vị sư lần lượt kể lại cho vị khách trú mưa cùng họ về vụ án tàn bạo mà hai người được chứng kiến. Theo lời tiều phu, trong lúc kiểm củi đã tình cờ phát hiện thi thể một samurai bị giết bằng kiếm, bên cạnh là vài dấu vết của một phụ nữ; tiều phu quá hoảng sợ trước khung cảnh tội ác nên lập tức đi báo quan. Theo nhà sư, ông ta đã thấy samurai và người phụ nữ đi cùng nhau vào ngày xảy ra án mạng. Tình cờ khi hai người báo án, một tên cướp khét tiếng là Tajōmaru cũng bị bắt. Theo lời tên này, chính hắn đã lừa vị samurai vào rừng rồi trói lại hòng cưỡng đoạt vợ nạn nhân. Tajōmaru thừa nhận chính hắn đã giết samurai nhưng, đó là theo lời đề nghị của người phụ nữ. Trái ngược hoàn toàn với lời kể của Tajōmaru, vợ người samurai lại thừa nhận rằng chính cô là người giết chồng, cốt vì quá sợ hãi trước ánh mắt lạnh lùng của chồng nhìn mình sau vụ cưỡng bức. Bản thân nạn nhân thì hiện hồn qua bà đồng cốt để nói rằng chính ông đã tự tử vì quá đau khổ sau khi nghe thấy vợ mình gợi ý cho Tajōmaru giết chồng để bỏ trốn theo gã cướp. Cuối cùng, sau khi bị người khách trú mưa dồn ép, tiều phu thừa nhận rằng mình đã nói dối vì không muốn dính dáng đến vụ án. Thực ra ông ta đã chứng kiến vụ án ngay từ đầu, theo đó sau vụ cưỡng bức, người phụ nữ bị cả Tajōmaru và vị samurai ghét bỏ; vì quá tức giận, cô quay lại chửi mắng cả hai người và cho rằng cả hai đều không đáng mặt đàn ông. Vụ án kết thúc bằng cuộc đấu kiếm giữa viên samurai và Tajōmaru, tuy nhiên Tajōmaru giết được samurai chủ yếu là nhờ may mắn chứ không phải vì thực lực của gã.

Lúc đó, cuộc bàn luận của ba người khách trú mưa bị gián đoạn vì tiếng khóc trẻ con phát ra từ ngôi đền. Họ tìm thấy một bé sơ sinh bị bỏ lại giữa đống đổ nát của Rashōmon. Ngay lập tức người khách qua đường cướp lấy chiếc áo kimono, tài sản đáng giá duy nhất để lại cạnh bé. Khi bị tiều phu chửi mắng và giành lại chiếc áo, người khách qua đường tuyên bố rằng thực tế thì chẳng ai là người tốt, ai cũng nói dối và vì lợi riêng, ngay cả tiều phu cũng đã giấu chiếc dao đắt tiền của người phụ nữ mà không trình báo với quan. Sau khi vị khách bỏ đi cùng chiếc áo, tiều phu xin nhà sư cho mình giữ lại đứa bé để nuôi nấng. Khi nhà sư tỏ ý nghi ngờ, tiều phu nói rằng mình đã có sáu đứa con, vì vậy nuôi thêm một đứa cũng không sao. Trước lời giải thích đó, nhà sư xin lỗi tiều phu và nói rằng hành động của tiều phu đã giúp ông giữ được lòng tin về nhân tính.

(full). lời giải T - cửu thập hạWhere stories live. Discover now