6. Tật xấu khẩu thị tâm phi

5.9K 393 133
                                    

*Khẩu thị tâm phi: miệng nói một đằng, tâm nghĩ một nẻo. Tsundere á.

Nam Khánh có Tào đại công*, một bản Hồng Lâu danh chấn thiên hạ, quý tộc quan lại, tiểu thương sai dịch, gần như trên tay ai cũng đều có một quyển, kiệt tác phóng khoáng, tương truyền qua miệng, mải đọc quên ăn.

*Tào Tuyết Cần, tác giả của cuốn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, nhưng trong truyện ý chỉ Phạm Nhàn, do người dân Khánh Quốc tưởng Phạm Nhàn mới là người viết truyện này á. Mn coi "Khánh Dư Niên" i.

Thiên Tuế Ưu của Bắc Tề, dâm ca diễm khúc truyền khắp tứ hải, quán rượu phường hát, hành khất đầy đường, không nơi nào không hát "Ly hận lâu", tình thoại phong nguyệt, tì bà gảy vang, dư âm còn văng vẳng.

Tào công thần bí khó lường trong truyền thuyết này, một quyển tiểu thuyết gần sáu mươi hồi, vậy mà có thể khiến trên dưới hai nước Nam Khánh Bắc Tề tranh giành điên cuồng, hơn nữa còn thu hút vô số văn nhân mặc khách truy lùng lẫn nhau, làm cho các tiểu dân phố phường như say sưa như mê mẩn, đọc truyện mà cứ như đang nhìn lén cơ mật của các đại hào môn, nhưng cũng rất hiếm người biết được vị đại gia văn học này chính là đại công tử quyền thế của Phạm gia trong kinh thành.

Mà vị Thiên Tuế Ưu huyền diệu khó giải thích còn lại kia, vậy mà lại là một cao nhân ẩn mình nơi phồn hoa náo nhiệt (1) chân chính, trừ Nghê Thường phu nhân ban Vũ Y (2) mua lại xướng bản, còn lại không một ai từng diện kiến dung mạo thật của y. Có người nói y hẳn là một nương tử kiều diễm, nửa đời phiêu bạt không nơi nương tựa, như phận bèo nước bị mưa dập sóng dồn, đem cả cuộc đời này của nàng viết vào ca từ, không khác nào đỗ quyên rỉ máu (3); có người lại nói đây là một ông cụ khòm lưng mắt hẹp mày nhỏ, hai bên hai sợi ria mép, mỗi ngày ngâm vịnh phong nguyệt đổi lấy lá vàng mua rượu uống, uống say rồi lại ngã ra đường nhấc bút, rồng bay phượng múa viết lên ái hận tình thù của thế gian.

1. Bản gốc: Đại ẩn ẩn vu thị: "Tiểu ẩn ẩn vu dã, đại ẩn ẩn vu thị" là tư tưởng Triết học đạo gia của Trung Quốc. Cuộc sống nhàn hạ phóng khoáng không nhất định phải ở nơi rừng suối hẻo lánh mới trải nghiệm được, cấp độ càng cao hơn của cuộc sống ẩn dật chính là ở nơi đô thị phồn hoa, tâm hồn ngược lại vẫn bình yên thanh thản, trong hoàn cảnh xấu vẫn giữ vững được phẩm chất, tìm thấy phần thanh tĩnh riêng cho mình.

2. Nghê Thường vũ y: "Đường thư" chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây Thiên điệu khúc", đến khi trở về trần vẫn còn nhớ mang máng, nhân lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê Thường vũ y". "Nghê Thường vũ y" có thể hiểu là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, quần được may bằng lụa phất phơ ngũ sắc.

<Cre:https://www.maxreading.com/sach-hay/dien-hay-tich-la/khuc-nghe-thuong-vu-y-2125.html>

3. Đỗ quyên rỉ máu: "Đỗ quyên đề huyết, tử quy ai minh" (Đỗ quyên rỉ máu, khóc than người về). Trong truyền thuyết cổ của Thục quốc có một vị hoàng đế gọi là Đỗ Vũ, tình cảm rất thắm thiết với hoàng hậu. Sau đó, ông bị kẻ gian hại chết một cách thê thảm, biến thành chim đỗ quyên, mỗi ngày ở trong hoa viên của hoàng hậu kêu hót thê lương. Nước mắt của nó từng giọt đều đỏ tươi như máu, nhuộm đỏ cả những đóa hoa xinh đẹp trong hoa viên, bởi vậy người sau mới gọi đó là hoa đỗ quyên. Hoàng hậu nghe thấy tiếng kêu khóc của đỗ quyên, nhìn thấy máu tươi đỏ thẫm, lúc này mới nhận ra đây là linh hồn trượng phu hóa thành, bi thương cùng cực, mỗi đêm đều ai oán kêu than "Tử quy, tử quy" (người ơi quay về), cuối cùng đau buồn mà chết. Linh hồn của nàng hóa thành hoa đỗ quyên đỏ rực như lửa khắp núi rừng, cùng chim đỗ quyên bầu bạn đến hết đời. Bởi vậy hoa đỗ quyên cũng được gọi là "Ánh sơn công" (ánh đỏ khắp rừng), đây chính là điển cố của câu "Đỗ quyên đề huyết, tử quy ai minh".

[EDIT | BJYX] [Doãn Ngôn] Đoạn tuyệtWhere stories live. Discover now