Chương 74: Hẻm cờ bạc (3)

2.1K 155 1
                                    

Lúc cha của Seol Rae và mấy chú Triều Tiên rời đi, Hoài Chân đưa tiễn họ đến trạm xe phố Clay.

Trước khi lên xe, mấy chú kia không nhịn được hỏi: “Lạ thật đấy, vì sao người Hoa không nói tiếng Anh?”

Hoài Chân nghĩ ngợi rồi đáp, “Bởi vì có rất nhiều người Hoa đều bị vây trong xã khu này, cho nên không cần phải giao tiếp với người da trắng.”

Cha Seol Rae nghe xong thì cười xởi lởi: “Bọn họ không quan tâm có nói tiếng Anh hay không, vì không ai trong số họ phải nói cả!”

Hoài Chân cảm thấy xấu hổ, chỉ biết cười xòa.

Cha Seol Rae còn nói, “Nhưng chú rất thích họ. Nếu có thời gian, có thể thường xuyên đến làm khách được không? Vì bọn chú có rất nhiều quần áo cần giặt.”

Hoài Chân vội bảo, “Được chứ ạ! Hoan nghênh các chú ghé đến.”

Các chú người Triều Tiên đã đem lại mối làm ăn cho tiệm giặt A Phúc, cũng khiến A Phúc làm lụng mỗi ngày 14 tiếng vẫn không đủ. Dù từ lâu La Văn đã đề nghị ông tuyển thêm người giúp việc, nhưng việc làm ăn trong tiệm giặt có hạn, A Phúc không rảnh, cũng lười nghĩ cách thay đổi.

Lần này thì hay rồi, khách đến cửa, phải vội vã thuê người thôi.

La Văn đề nghị với A Phúc: “Tuyển một người biết nói tiếng Anh đi. Ở thành phố San Francisco ai kiếm tiền dễ nhất? Vì ông không biết tiếng Anh nên mới đánh mất nhiều khách da trắng.”

Vân Hà nhắc nhở mẹ: “Biết tiếng Anh thì tiền lương thấp nhất cũng cao gấp ba lần người không biết tiếng Anh. Hơn nữa trên phố người Hoa này, có ai biết tiếng Anh mà chịu làm cho tiệm giặt của người Hoa không?”

A Phúc bèn cười, “Khoan nói chuyện giặt hay không giặt đã, giờ đến chỗ phơi đồ cũng không đủ đây.”

Hoài Chân bèn bảo: “Hay là ta lắp điện thoại đi ạ?”

Mọi người cười nói, “Em gái à, lắp điện thoại mất hơn 100 đô. Một tháng cũng trả công ty điện thoại hơn 10 đồng, cộng lại rồi thêm mấy đô la thì chừng đó cũng đủ để tuyển một người biết tiếng Anh rồi.”

Hoài Chân lại bảo, “Không phải gần đây đang khuyến khích nói điện thoại trong khoảng từ 7 đến 8 giờ sáng và 9 đến 10 giờ tối ạ, không phải hai khung giờ này miễn phí sao? Gọi lúc này thì cả con và Vân Hà đều ở nhà, nếu có ai gọi đến, bọn con chỉ cần chia nhau ra nghe máy là được, mỗi ngày chỉ chiếm dụng một chút xíu thời gian đưa quần áo và nghe điện thoại thôi. Rồi ta lại dán quảng cáo bên ngoài, viết là miễn phí tiền điện thoại nếu đưa quần áo vào lúc này. Chú Quý cũng không cần tốn 20 đô để tuyển người không biết nói tiếng Anh nữa, nhân tiện sáng sớm đưa quần áo…”

Bàn ăn tối rơi vào im lặng.

La Văn là người đầu tiên đứng dậy đi lấy bàn tính, lạch cạch một hồi, dự tính mỗi tháng thu nhập tăng hơn gấp hai.

Sau khi kiểm tra lại xong xuôi, La Văn không nén nổi vui mừng, “Thời gian trước tôi có nghe phu nhân người da trắng trong nhà kia nói, vì rất chán nên buổi sáng có nhiều người da trắng sẽ đi qua đây, mua cơm hộp do gia đình người Hoa chuẩn bị; Cũng có vài người muốn đến phố người Hoa mua quần áo giá rẻ ở cửa hàng Trung Quốc. Để tỏ lòng khích lệ, chính quyền thành phố đã cho vài cửa tiệm ở phố người Hoa ưu đãi lắp đặt điện thoại, nếu hộ gia đình nào có làm ăn thì có thể đến tòa thị chính xin đơn. Bà ấy còn nói, chỉ cần xuất trình chứng minh tăng thu nhập và nộp thuế mấy tháng gần đây là được, nếu trong nhà có kế hoạch mở rộng cửa hàng thì có thể xin được.”

Kim Sơn Hồ Điệp - Duy Đao Bách Tích [Hoàn]Where stories live. Discover now