Chương năm mươi bảy: Có lẽ cậu đã hiểu lầm huynh ấy thật rồi.

1.3K 78 8
                                    

Sau khi trở lại Nghi Châu, Thẩm Tế Nhật nằm trên giường ước chừng bốn ngày mới gượng dậy.

Anh không hề ốm đau bệnh tật, chỉ là cảm giác mình mẩy mệt lả, chả có một chút sinh khí nào. Mợ Cả biết từ xưa đến nay anh vất vả lao lực, chỉ sợ anh lại sinh bệnh nặng gì đó, vội vã khẩn trương mời thầy Tiểu Lý của Thời Trân Đường tới điều trị cho cơ thể anh.

Tiểu Lý đại phu kê thuốc an thần bổ khí. Mợ Cả đích thân sắc chuẩn một ngày ba cữ đem đến, trông anh uống hết mới yên tâm.

Chăm sóc như vậy tầm bốn năm hôm, gương mặt ấy của anh mới từ từ lấy lại vẻ hồng hào.

Buổi sáng ngày thứ năm, rốt cuộc anh đã có sức đứng dậy. Tùng Trúc hầu anh rửa mặt xong, lúc cầm y phục cho anh báo tin: "Đại thiếu gia, mấy hôm trước người còn nằm bệnh, tiểu nhân vẫn chưa báo cho người biết. Cách đây không lâu Lâm thiếu gia đã trở về từ Thượng Hải, từng tới tìm người hai lần rồi ạ."

Động tác gài cổ áo của Thẩm Tế Nhật hơi ngừng lại, cuối cùng cũng có nét cảm xúc trên gương mặt hờ hững: "Quay về khi nào? Sao ngươi chẳng báo với ta sớm hơn một tý?"

"Dạ, là ngay trong khoảng thời gian người đi Bắc Bình đấy ạ. Tại mợ Cả căn dặn tiểu nhân xảy ra chuyện lớn động trời cũng không được phép quấy rầy người dưỡng bệnh." Tùng Trúc thưa.

Thẩm Tế Nhật chỉnh cổ áo ngay ngắn, rồi nhận đồng hồ quả quýt do Tùng Trúc đưa, móc sợi dây chuyền bạc vào giữa hai chiếc khuy áo trên ngực, bất đắc dĩ than: "Ta cũng chỉ mệt thôi, nào có khoa trương như thế."

"Khoa trương đâu ạ? Người vẫn chả biết đó thôi, hôm ấy lúc ra trạm xe lửa đón người tiểu nhân sợ rụng rời chân tay. Sắc mặt của người hệt như bị quét sơn trắng vậy. Mợ Cả còn mắng tiểu nhân mấy hồi, trách tiểu nhân không đi theo chăm sóc người." Tùng Trúc buồn bực lải nhải.

Câu nói này khiến thần sắc của Thẩm Tế Nhật mất tự nhiên trong chớp mắt. Được cái Tùng Trúc kể dứt thì đi gỡ chiếc khăn quàng cổ dệt kim màu trắng vắt trên cây treo y phục mũ nón xuống, quàng lên cổ Thẩm Tế Nhật, rồi vuốt phẳng mép áo khảm kiên* lông thỏ cho anh, bấy giờ mới thu tay về nịnh: "Đại thiếu gia vẫn cứ mặc màu xanh ngọc lam phối với màu trắng là nhìn đẹp nhất, kiểu này vừa đứng ló đầu ra đường, là lại không biết sẽ thu hút bao nhiêu ánh mắt của các cô nương nữa."

*Nguyên văn "坎肩": Vào thời Thanh đặc biệt từ thời Hàm Phong trở đi, đã có hình ảnh ghi chép khảm kiên xuất hiện và là trang phục phổ biến đối với cả nam lẫn nữ.

Hình dạng khảm kiên khác nhau dựa trên cách thức xẻ vạt như vạt đối xứng, vạt tỳ bà, vạt chữ Nhất v.v... Áo khảm kiên không có tay, nhiều khuy, được làm bằng bông hoặc len đan. Thời xưa cũng từng được may theo kiểu tay lỡ. Người miền nam Trung Quốc may áo này ôm ngực hơn người miền bắc.

Mặc dù áo gi-lê "马甲"- một loại áo của phương Tây có hình dáng tương tự từng được gọi bằng tên khảm kiên, nhưng đây là hai loại áo hoàn toàn khác nhau. Nhiều từ điển ghi "坎肩" nghĩa là áo trấn thủ, nhưng áo trấn thủ là do Quân Nhu Cục Việt Nam (tiền thân của ngành Quân nhu Tổng cục Hậu cần Việt Nam) được giao nhiệm vụ cùng các nhà may nghiên cứu, thiết kế ra vào năm 1946.

[Edit] Đình vânWhere stories live. Discover now