44

788 155 22
                                    

Chương 44

Những ngày cuối đời, mẹ nó dặn đi dặn lại rằng: "Khó khăn quá, sang xứ Đoài tìm họ Điền nhờ giúp đỡ nghe con."

Ngày hôm đó, cuối cùng hai đứa cũng biết về gốc gác bên ngoại của mình, Kỳ biết được tên đầy đủ của Bánh.

Mẹ nó tên Điền Diệu, em trai tên Điền Chính Quốc.

Hai mươi năm trước vì bị ép hôn nên mẹ bỏ nhà đi, đi mãi đi mãi cho đến khi lưu lạc ở đâu cũng không biết. Ít tiền mang theo sớm cũng đã tiêu hết để mua đồ ăn.

Mang danh tiểu thư cao quý một vùng thế mà bây giờ lâm vào cảnh sa cơ lỡ bước như này đây. Ba, bốn hôm không có gì bỏ bụng, đói đến mức chẳng đứng dậy hay nói chuyện được nữa. Người đi qua đường đều nghĩ Diệu là xác chết vô danh nào đó, họ chẳng đoái hoài quan tâm đến ai. Xã hội bấy giờ, con người ta chỉ biết đến bản thân mình, hơi đâu mà đi lo cho người khác.

Chí ít thì cũng có những thành phần khác lạ, điển hình chính là Dương Tuyết Lan. Cô út nhà họ Dương xách váy lên chạy muốn trốn đám người hầu theo sau, chẳng may vấp phải nhành hoa cứt lợn bên đường mà té.

Đám hầu thấy cô té lộ hết cả hàng họ mém nữa ngất xỉu tại chỗ, họ bu lại xốc cô lên túm váy cô lại.

"Con lạy cô, cô thế này ai chịu lấy cô cho được."

"Gì ai cần, nhà mình nhiều tiền mà."

Bùn đất dính hết lên váy và mặt cô, váy cô mặc cũng không nhiều nhặn gì. Chỉ là riêng cái yếm đào của cô đã ngốn gần trăm quan tiền, thế mà giờ cô còn ngồi lết qua lết lại cho bẩn thêm.

Một trong những người theo cô út bỗng tá hoả phát hiện ra người nằm im lìm ven lùm cây. Họ hốt hoảng định bế cô út đi về nhà, nhưng mà cô nhanh quá họ không tóm được kịp.

Cô vứt đám hầu sợ hãi sang một bên, lò dò đi đến chỗ người đang nằm bất động kia. Cô lấy que củi chọc chọc một hồi, không thấy người nọ phản ứng gì đành thất vọng bỏ đi.

Ai ngờ chưa kịp đi được nửa bước đã có bàn tay tóm lấy cổ chân cô làm cô ngã úp mặt xuống đất thêm lần nữa.

"Tiên sư cha mày! Lệch răng của bà rồi."

Cô quay lại, vén tóc của người kia lên: "Ô, hoá ra bên ấy là gái hả? Con gái con nứa không ngủ ở nhà ra đây nằm chi?"

Người kia nhìn cô không nói gì, chỉ trực trào nước mắt. Cô út nhìn hiểu chứ, người này không có nhà. Lưu lạc nơi đầu đường xó chợ nên nhìn bẩn thỉu, hôi hám chút chứ nom cũng có nét duyên gái.

"Rồi, bỏ chân tớ ra. Thế bên ấy có muốn về nhà với tớ không? Không chắc sung sướng nhưng được ăn no mặc ấm."

Người con gái kia dùng ít sức lực yếu ớt của mình gật đầu đồng ý, cô út cười phớ lớ sai người hầu bế người nọ về. Mặc cho lời can ngăn, răn đe cô út một mực nhất quyết phải đưa người về cho bằng được.

Bằng không cô ngoạc mồm giãy đành đạch lên ăn vạ. Người ta mệt mỏi với tính khí đỏng đảnh, ương bướng của cô út. Họ cho rằng ông bà Dương nuông chiều cô đến độ hư thân mất nết.

Nhà cô đã nuôi cả tá kẻ ăn người ở, thêm vài chục người nữa cũng không xi nhê gì với nhà cô hết.

Về đến nhà, ngồi trong phòng riêng của cô út, người nọ ăn như hổ đói. Cô nhìn thấy xót ruột ghê, không biết gặp phải chuyện gì mà xảy ra nông nỗi này.

"Có tên không? Tớ là Lan, cho tớ cái tên để dễ gọi."

Người nọ nhìn cô rụt rè, cô út động viên mãi mới rặn ra được một chữ: "Diệu."

Xong cô sai người chuẩn bị nước ấm để cô chuẩn bị làm thịt. Người hầu còn tưởng cô định giết ngan giết ngoé, ai ngờ là ý của cô là giúp Diệu tắm rửa.

"Bên ấy ngồi xuống đi, tớ giúp bên ấy tắm nhé? Xinh gái, sạch sẽ người ta mới thích."

Vậy là từ đó, Diệu trở thành con hầu riêng cho Lan, hai người cứ thế trưởng thành bên cạnh nhau.

Đến hơn mười bốn năm sau, Kỳ khoảng chừng mười tuổi nhà họ Điền tìm được tung tích Diệu. Bà ngoại ngày ngày mong ngóng đứa con gái của mình đến suy sụp, còn ông ngoại thì khác: một khi đã bỏ đi thì không còn là con cháu nhà họ Điền nữa. So với bà ngoại, ông lạnh lùng nhẫn tâm hơn nhiều.

Nhưng Vũ Thanh biết, hằng chục năm ròng ấy ông vẫn âm thầm giấu bà sai người đi tìm đứa con gái của hai người. Chuyện làm ăn trong nhà có ông cùng thầy và các bác xử lí nên Thanh đã ngỏ lời đến nơi mẹ con Kỳ ở để tiện theo dõi.

Đều đặn hàng tháng Thanh sẽ viết thư gửi về cho người bên xứ Đoài, vì ông dặn không được để lộ thân phận nên Thanh chỉ đành làm một người dân bình thường từ nơi khác chuyển về làm thợ may. Vũ Thanh không giúp được gì nhiều cho mẹ con Kỳ, đơn thuần đứng từ xa quan sát.

Và cậu ta nhanh chóng phát hiện ra chẳng cần đến tay mình giúp, cậu cả Trịnh Hiệu Tích đã lo từ đầu đến chân cho Kỳ. Chuyện tình không ai biết năm xưa, Vũ Thanh là người đầu tiên biết được sau đó là Trường Kha.

Việc Kỳ và cậu Tích yêu nhau tuyệt nhiên không hề được nhắc đến trong những bức thư gửi về, Vũ Thanh giấu nhẹm đi không để người khác biết. Đứa em họ này của cậu, từ lâu Thanh đã thương nó.

Thanh nhận ra Kỳ luôn hiểu chuyện hơn những đứa trẻ cùng chăng lứa. Đơn giản vì gia cảnh của mình, vì còn phải chăm sóc cho em trai. Kỳ là đứa trẻ khiến người ta nhìn vào cũng đủ thấy xót xa trong lòng.

Cái ngày cận Tết, ông gửi từ xứ Đoài đến tiệm may của Thanh vài thước vải quý. Trong thư nói rằng khi còn ở nhà trong vòng tay yêu thương của gia đình, ông bà sẽ đặt may cho Diệu ba bộ váy áo mới.

Thế là Vũ Thanh lặng lẽ nhìn tạng người của cô Diệu mình sau đó ước chừng số đo để may theo nhưng không biết mở lời thế nào để tặng. Trong bước đường cùng cậu định tối đến đặt trước sân nhà Kỳ thì ngờ đâu Kỳ đã đến tỏ ý muốn mua.

Lần viết thư tiếp Thanh kể cho người ở nhà nghe về việc Kỳ mua lại đống quần áo mới cho mẹ bằng số tiền ít ỏi của nó, ông ít nhiều đã đặt hai đứa cháu ngoại này trong lòng rồi. Vũ Thanh cũng kể về bé Bánh, đứa bé có hai chiếc răng thỏ và đôi mắt trong veo thừa hưởng từ mẹ.

Nhưng người họ Điền biết Diệu đã giấu quá khứ cũng như gốc rễ của mình với hai đứa bé nên giờ mở lời đón về cũng chẳng hay, vì có khi Diệu sẽ không đồng ý và bỏ đi nơi khác một lần nữa. Cứ thế từ năm mười tuổi đến năm Kỳ mười tám, luôn có sự xuất hiện của Vũ Thanh.

Hơn cả mây trời: Một đời thương nhớWhere stories live. Discover now