Chương 62: Thỏa hiệp

1.4K 55 13
                                    

Tây Bắc đất rộng người thưa, lắm non ít nước, những địa phương nhân khẩu tụ cư trên thực tế chẳng được mấy.

Không giống khu vực Trung Nguyên, vẫn nói "mười dặm tám thôn", một dòng sông là có thể nuôi sống mấy trăm khẩu, Tây Bắc trừ vài thành lớn, còn lại phần lớn là tiểu thôn rải rác trên núi, ở trên núi đường không thông, có đôi khi một thôn chỉ là dăm ba hộ trên một khoảng đất bằng phẳng cực hẹp ở sơn khẩu mà thôi.

Nơi này ra vào bất tiện, dân phong lại hết sức dũng mãnh, bất kể gây sự hay chém người đều cực kỳ có tài năng.

Nam nữ già trẻ, bất kể là đan sọt hay làm ruộng, mọi người xúm lại cùng nhau quyết định tạo phản, thế là đều buông việc trong tay, cầm những món đồ sắt có thể cầm – dao thái dao bổ củi, nồi niêu muôi chậu tính hết – đi ra ngoài làm một chuyến, một tốp nhân mã nhỏ, có đôi khi bị triều đình quét sạch, nhưng triều đình lại chẳng có biện pháp gì với họ, còn phải ôn hòa khuyên giải an ủi, cho chút tiền tài lương thực mới đuổi được.

Trên thực tế quan binh địa phương hiểu rõ, lão bách tính nơi này vốn ở vùng xa xôi, thiếu khai hóa, đối nhân xử thế khá giống gia súc, lại thêm mấy năm liền hạn hán, đói đến gào khóc, tự nhiên phải gây rối, xử lý thích đáng thì họ vẫn là thuận dân, nếu hơi không thỏa đáng, những phụ lão hương thân dăm ba hộ thành một thôn này, nhiều đời thông gia với thôn khác, ai chẳng biết ai và ai có chút quan hệ thân thích, biết người nào là cô dì chú bác của người nào?

Thật sự tử thương một người thì những người khác sẽ phải liều mạng, có thể nói là sóng cũ chưa yên lại dâng sóng mới – đây là giáo huấn hàm huyết lệ tổng kết ra từ vô số lần đấu trí đấu dũng của triều đình với nạn dân địa phương.

Vẫn nói "không tiếc bị giảo, dám lôi Hoàng đế xuống ngựa", nhân dân Tây Bắc giữa chết đói và chết trận không hề sợ sệt lựa chọn cách sau, chính là đầu trọc không sợ nắm tóc, trong đói khổ lạnh lẽo cứ thế coi triều đình thành oan đại đầu, thường xuyên đảm nhiệm vai quỷ đòi nợ.

Đứng trước tình huống này, trong triều lục bộ cửu khanh hợp kế, Lễ bộ Thượng thư liền dâng thư, trích dẫn kinh điển, cho rằng đây là do "lễ nhạc suy sụp" gây nên, nếu muốn giải quyết tình huống này thì phải quảng khai thư viện học đường ở đây, truyền thụ đạo thánh nhân cho những hài đồng vô tri đó, nhằm hưng học phục lễ.

Tân đế Phổ Khánh cũng rất hay đọc sách, nghe xong cho rằng có đạo lý, liền theo lời quảng khai thư viện, làm hàng loạt từ đường ở Tây Bắc.

Hoàng đế thấy đọc sách tập võ chính là việc hết sức vinh diệu, sinh ra làm người chẳng lẽ không nên lấy giúp đỡ xã tắc, hưng bang báo quốc làm nhiệm vụ của mình sao?

Hiển nhiên, nhân dân Tây Bắc lúc này không cho là như vậy.

Họ cho là: mẹ kiếp lão tử cơm cũng không được ăn, đói đến ngã ngửa, còn đọc cái rắm.

Vì thế Lễ bộ Thượng thư hết cách, đành dâng thư lần nữa, sau đó liền quy định, một nhà nếu đưa một con trai vào thư viện thì có thể lĩnh thêm bốn lạng lương thực – một tay giao người một tay giao hàng.

Cẩm Sắt - PriestWhere stories live. Discover now