Chương 48: Khó Hiểu

11.4K 846 170
                                    



- Thế nên, chiếu chỉ mà phương bắc thường dùng để truyền thánh ý thường là: "Phụng thiên thừa vận Hoàng đế, chiếu viết..". Nghĩa là: "Hoàng đế tuân mệnh trời, kế thừa khí vận, truyền chiếu rằng...". Và sau đó kết thúc bằng "Khâm thử", nghĩa là: "Hãy kính chịu lấy lệnh này"
Còn ở triều đình nhà Nguyễn nước ta, chiếu chỉ của vua ban xuống sẽ bắt đầu bằng: "Thừa thiên hưng vận, Hoàng đế chế viết..". Có nghĩa là: "Vâng theo mệnh trời để hưng vận nước, hoàng đế ban chiếu rằng...". Rồi kết thúc bằng "Khâm tai", nghĩa rằng: "Hãy kính nhận lấy"

- Oa... –Vô Ưu chống cằm ngạc nhiên nghe Hoa Lan nói chuyện, tò mò nói– Chị biết nhiều thật đấy.

Hoa Lan nghe vậy, chỉ cúi đầu che miệng cười khẽ. Vô Ưu cô bé này chục ngày gần đây rất thích ý tìm gặp mình hỏi han, nói truyện trên giời dưới đất. Hoa Lan thực ra cũng không hề cảm thấy phiền toái, ngược lại vô cùng vui mừng thích thú. Ở nơi này đất khách tha hương, thầy và anh cả thì bận bịu cả ngày buôn ngược bán xuôi, con gái như nàng lại không tiện ra ngoài một mình, nếu không có cô bé này hết lòng hết dạ đối xử thiện tâm, thì có nhẽ ngày tháng trôi qua ở đây sẽ lạc lõng buồn chán lắm.

- Anh cả đi nhiều biết rộng, thích kể mấy chuyện đây đó cho chị vui lòng -Hoa Lan thấy nàng một thân nam trang tha thiết đắm đuối nhìn mình, trong nháy mắt có chút mất tự nhiên, không biết làm gì hơn đành thuận miệng đổi đề tài– Em ở đây cũng đã lâu mà chưa một lần hồi hương, không biết lúc trở về còn nhận ra đất kinh kỳ thửa nào không?

Nhận ra mới là lạ!

Vô Ưu cúi đầu miễn cưỡng mỉm cười, ở thời hiện đại Hà Nội không còn giữa được nhiều di tích cổ xưa, ăn nói sinh hoạt cũng đã hoàn toàn thoát ly với lối sống thời cổ đại. Thế nên, cho dù có trở về, có lẽ bản thân cũng mãi mãi chỉ là người xa lạ.

Ngàn năm a ngàn năm!

Người người tấp nập, thế sự xoay vần, thực hư lẫn lộn. Lữ khách phương xa mải miết trở về... nhưng rốt cục là trở về đâu? đâu là nhà? chưa từng có người chờ mong, vậy đi hay ở, liệu có còn ý nghĩa?

Vô Ưu lắc đầu, nhắm mắt thở dài chậm rãi ngâm:

- Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
  Đến nay đã trải mấy phong sương.
  Dấu xe, lối cũ, hồn cây cỏ,
  Nền đá, thành vàng, ánh tịch dương.
  Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
  Nước còn chau mặt với tang thương.
Nghìn năm cổ tích Thăng Long giữ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường. (1)

- Bài thơ Nôm hay quá! –Hoa Lan ngạc nhiên thốt lên– Là của em viết à?

Vô Ưu lắc đầu quầy quậy, bình tĩnh nói:

- Đây là bài Thăng Long hoài cổ của một nữ thi sĩ tên Nguyễn Thị Hinh làm, em chỉ là có duyên đọc được thôi.

Hoa Lan thất thần chuyên chú nhìn Vô Ưu một bộ nho nhã đúng mực, tiêu chuẩn rót ra bát hai chén trà chanh, trong lòng lại bắt đầu có suy tính.
Vô Ưu không chỉ có vẻ ngoài đặc biệt xuất chúng, tài năng xem thử cũng rất đáng được trọng dụng, có học thức, có lễ độ, biết trù tính, biết việc làm, cần cù cẩn trọng, không phân biệt sang hèn, đối xử hòa nhã, tiến lui có độ với mọi người xung quanh.
Người như vậy nếu chỉ ở đất này làm một chân "chạy việc linh tinh" như nàng nói, quả thực là lãng phí của giời.

[BHTT] Vô Ưu Truyền KỳWhere stories live. Discover now