Chương 9: Cái gọi là 'Trạng Sư'

102 5 2
                                    

Chương 9: Cái gọi là 'Trạng Sư'

Đường Phi ở thế kỷ hai mươi mốt là một đại luật sư thanh danh hiển hách, địa vị của luật sư ở xã hội hiện đại tự nhiên rất cao, cũng được rất nhiều người tôn trọng, đồng thời cũng là nghề nghiệp lý tưởng rất nhiều người đều hướng tới. Cho dù Đường Phi là loại chỉ nhìn tiền, không nhìn án kiện hay đạo đức xã hội, nhưng cũng là đối tượng được rất nhiều người tìm tới, cho nên Đường Phi đương nhiên cho rằng, ở cổ đại, địa vị Trạng Sư cũng ngang hàng với luật sư hiện đại.

Nhưng thật ra sự thật là, ở cổ đại, cái gọi là Trạng Sư không có tính hợp pháp của thủ tục tố tụng pháp lý, hay nói cách khác ở trong hệ thống tư pháp cổ đại loại nghề nghiệp này hoàn toàn không được thừa nhận. Hơn nữa tại Trung Quốc, truyền thống văn hóa pháp luật đối với sự tồn tại của Trạng Sư cơ bản chính là hỗn loạn và gây rối cho xã hội. Loại nghề nghiệp này, trong quan điểm chính trị hay pháp luật cổ xưa, nói chung đều không có hình tượng "tốt". Tuy nói rằng người viết trạng từ đều phải có công danh, nhưng thực chất đi làm Trạng Sư đều là những người hỗn tạp, thất bại ở trường thi cùng quan trường, vì bất đắc dĩ mưu sinh nên mới phải đi làm nghề như vậy.

Kỳ thật Đường Phi ở thời điểm học đại học, có một môn chính là chuyên môn giảng về lịch sử phát triển và hình thành của nghề "Luật sư", cũng có nhắc đến vị trí của Trạng Sư trong con mắt của chính trị gia và bình dân bá tánh tại Trung Quốc cổ đại. Ví dụ nổi tiếng nhất chính là thời Xuân Thu Chiến quốc, chính trị gia Đặng Tích của Trịnh quốc, hắn được giới luật sư công nhận Trạng Sư thuỷ tổ của Trung Quốc cổ đại. Lại nói Đặng Tích này am hiểu tố tụng, khả năng biện luận không người có thể địch lại, sách sử ghi lại người này "Thích nói về những thuyết kỳ lạ, và hay chơi đùa với chữ", rất hay chủ trương "[nói có sách, mách có chứng], mặt nào cũng đúng". Đáng tiếc, Đặng Tích bị chính trị gia Tứ Chuyên coi là nhiễu loạn dân tâm mà giết chết. Thậm chí ngay cả khi kiện tụng học phát triển, cùng với địa vị Trạng Sư đạt tới đỉnh cao nhất của xã hội phong kiến vào thời Tống, cũng có hiện tượng "Nha môn trước khi kết án, cơ hồ đều có Trạng Sư đứng ra biện hộ" xuất hiện. Có thể thấy được nghề Trạng Sư này ở cổ đại, chính là tràn ngập tính nguy hiểm và rủi ro.

Trích dẫn một vị học giả thời hiện đại mà nói: "Trạng Sư ở trong xã hội truyền thống, xưa nay phải chịu người khác sỉ vả, hình tượng của bọn họ chính là tham lam, lãnh khốc, giảo hoạt, gian trá, tối giỏi về việc xếp đặt điều khiển, chi phối thị phi, đổi trắng thay đen, vụng chèo khéo chống, ngư ông đắc lợi." (mấy đoạn này tác giả toàn chơi lịch sử Trung Quốc, làm khổ editor quá mức T.T)

Chỉ tiếc, những khóa học tư liệu lịch sử hữu dụng như vậy, Đường Phi năm đó không chọn học, cho nên những miêu tả khái quát kia hắn thậm chí còn chưa hề nghe nói qua.

Vì vậy, Đường Phi vốn không rõ chân tướng mới có thể đối với phản ứng của Ưu nhi cảm thấy kỳ quái, mà Ưu nhi cũng vì quyết định của Đường Phi mới có thể phản đối như vậy.

Đường Phi lẳng lặng nghe Ưu nhi nói xong địa vị cùng tính chất của Trạng Sư ở nơi này, sắc mặt cũng trầm xuống, khó trách Phượng Thần Anh kia bỗng nhiên tốt bụng như vậy, nguyên lai là hắn cố ý! Hắn rõ ràng biết Trạng Sư không có thanh danh gì hay cùng cũng không có địa vị, còn như vậy hỗ trợ hắn!

Xuyên việt chi quy đồ - Bích Thủy Mai Lạc_naktieuthuWhere stories live. Discover now