NGOẠI TRUYỆN 4: VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

9.1K 216 0
                                    


Dận Chân cực kì chú ý đến vấn đề giáo dục tiểu Thi Ngữ. Thi từ ca phú từng triều đại đều có điểm khác biệt, vậy nên sẽ có nhiều người dạy thay phiên nhau (Dận Chân, Dận Tường, Triệu Giai Thị, Long Khoa Đa).

Về lễ nghi thục nữ, Dận Chân nhờ cậy Thập Tam đệ muội, mặc dù có hơi xấu hổ, nhưng vì tương lai của nữ nhi, toàn gia sau khi xem xét đều đồng ý rằng sức ảnh hưởng to lớn của Thục Lan đã bắt đầu tác động đến con gái, vậy nên việc nhờ Triệu Giai Thị dạy tiểu Thi Ngữ lễ nghi thục nữ là là một hành động vô cùng sáng suốt.

Hơn nữa, nữ nhân nào đó sau khi nghe tin này cũng không kháng nghị kịch liệt như những người mẹ bình thường khác, trái lại nàng còn bày ra bộ dạng thở phào nhẹ nhõm. Bất luận là trước đây hay bây giờ, Đông Thục Lan đều không cho rằng bản thân thích hợp làm một tấm gương về đối nhân xử thế, hơn nữa, nàng còn chưa bao giờ động đến mấy thứ lễ nghi Khổng Tử cổ đại. Nàng tự nhận thấy mình thích hợp làm người đi giải quyết khúc mắc hơn, khi đó hai bên đều bình đẳng giúp nhau học tập.

Về thi pháp của Thi Ngữ, Dận Chân tự mình dạy. Có câu "nhìn chữ như gặp người", đây là một chuyện quan trọng. Đồng thời Dận Chân còn kiêm luôn nhiệm vụ giám định thi họa, ai bảo người nào đó trong thời gian làm Hoàng đế lại chuộng thiết kế cách tân, thậm chí còn lấy được mấy cái danh xưng như "Hoàng đế có phẩm vị" làm gì.

Về chuyện võ công, Đông Giai Thị Thục Lan sau khi được hỏi ý kiến thì mãnh liệt đề nghị: Những thứ khác có thể coi nhẹ, nhưng riêng hai môn công phu tẩu thoát là cưỡi ngựa và khinh công thì nhất định phải học giỏi, núi xanh còn đó lo gì không có củi đun. Sau khi ý kiến của nàng được yên lặng thông qua, chức thầy dạy võ thuật tạm thời được giao cho hai người Chu Lan Thái và Lỗ Thái.

Về phần toán học, địa lí và khoa học tự nhiên, Long Khoa Đa có ý kiến rằng con gái không cần biết quá nhiều, dù sao cũng không sử dụng đến. Đại tổng quản Đới Đại vốn đang tính tự đề cử mình, chỉ tiếc, mấy lời của Long Khoa Đa lại vấp phải sự chỉ trích không khoan nhượng từ chính cháu gái nhà mình.

"Không cần học giỏi toán là thế nào?! Bị lừa, kiếm tiền hộ kẻ khác là chuyện nhỏ, rủi như gặp nạn tiền mất tật mang mới là chuyện lớn! Một văn tiền bức tử anh hùng hảo hán (dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của đồng tiền đối với tất cả mọi người). Mặc dù Thi Ngữ của chúng ta không phải là anh hùng, nhưng đại bá cũng phải nghĩ cho tương lai của nó chứ, nếu nó may mắn như cháu, tìm được một tấm chồng tốt thì cháu không có gì để lo lắng, nhưng sợ rằng sau này a mã nó nhất thời bị ngao sò kẹp mắt, nhìn trúng một con rể sống không có đạo lí, đến lúc ấy thì có giỏi khinh công cưỡi ngựa đến đâu cũng vô ích, người ta vẫn nói 'có tiền đi khắp thiên hạ, không có tiền nửa bước khó đi'".

Cổ họng Long Khoa Đa có chút khô:

"Ta nói này cháu gái, cháu có nhất thiết phải rủa xả con gái mình như thế không? Sau này con bé sẽ có một vị hôn phu tốt như cháu rể cũng không biết chừng, bá phụ ta luôn luôn tin tưởng mắt nhìn người của phu quân cháu".

Cuộc sống sâu gạo của mọt sách ở Thanh triều (Full+Ngoại truyện)حيث تعيش القصص. اكتشف الآن