#53. Tắt nắng

69 14 2
                                    

Tên truyện: Tắt nắng.
Tác giả: Yumi.
Độ dài: 1 chương.
Tình trạng: Hoàn.

                 

                   

NHẬN XÉT

- Câu chuyện nhẹ nhàng, mộc mạc mà bình dị, giọng văn Sài Gòn đơn thuần mà lại có phần trau truốt thật cẩn thận, với góc nhìn của nhân vật chính, Nắng, và Mưa. Nội dung không mới mẻ lắm - tình chị em (hoặc phi công trẻ lái máy bay bà già :)))) - nhưng rất thu hút, dễ dàng đi sâu vào trái tim người đọc về một cuộc tình ngang trái mà chưa hề phôi phai.

- Cách bạn sử dụng ngôn ngữ thuần Việt, địa điểm thuần Việt, và ngay cả nhân vật cũng là thuần Việt làm mình cảm thấy thích thú. Cách bạn nói về Sài Gòn, có thể thấy được tình cảm của cậu dành cho mảnh đất này. Nó khác với Hà Nội, Hội An. Nó là Sài Gòn. Tình cảm của cậu nhẹ nhàng đi vào từng câu chữ, làm cho câu chuyện bỗng trở nên gần gũi, bình dị và đậm giọng văn Việt.

- Tên nhân vật được đặt bằng các danh từ thời tiết. Đó là Mây, là Mưa, là Nắng, là Bão. Mình cảm thấy cách đặt tên này rất thú vị, vì bạn chẳng cần phải nhớ quá nhiều tên nhân vật vừa dài lại vừa khó, thêm nữa, những cái tên này cũng là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên sự giản đơn của câu chuyện.

- Kể về Mưa, về Nắng, về cuộc tình ngang trái của Nắng Mưa. Mưa còn trẻ, còn bốc đồng, vẫn còn hơi thở thanh xuân của một cậu trai hai mươi bốn tuổi, còn Nắng, Nắng lớn tuổi hơn, Nắng đã có sự chín chắn, nhưng trong tình yêu, cô vẫn còn bối rối, khi yêu, và được yêu. Nắng cá tính, năng động, Nắng có sự mâu thuẫn giữa thích và ghét, bằng chứng là cô ghét màu tím, nhưng lại yêu hoa oải hương, và cô yêu Mưa, nhưng lại gọi tình yêu của mình là sự ngộ nhận. Mâu thuẫn của cô cũng là một nguyên do gây nên tình cảm tan vỡ.

- Trong những cái tốt đó, điểm xấu duy nhất mà mình cảm thấy không hài lòng, là bạn viết những lời nói của Nắng có phần hơi gượng, làm cho câu chuyện phần nào mất đi sự mộc mạc vốn có.

             

Bạn có hài lòng với phần review của mình không? Hãy để lại comment góp ý nhé.

                

#Reviewer|Ryane

Makani ReviewWhere stories live. Discover now